Glamping ven biển – Cân bằng giữa tiện nghi và đặc điểm địa hình
Với địa hình có bờ biển dài và đẹp, đặc biệt là khu vực ven biển miền Trung và các hải đảo, tiềm năng để phát triển glamping ven biển của Việt Nam cũng thuộc vào loại cao nhất trong khu vực.
Địa hình biển phù hợp phát triển khu lưu trú thường có hai dạng địa hình: địa hình bãi ngang và cồn cát, hoặc địa hình đồi/núi đá. Cả hai địa hình đều thường đón gió trực tiếp từ biển, chịu sự ăn mòn cao của nước biển và có địa hình nắng nóng trong khá nhiều thời gian trong năm. Ở góc độ pháp lý, nhiều khu vực đất ven biển thuộc về đất thương mại dịch vụ, hoặc thuộc về vườn quốc gia, khu bảo tồn hoặc rừng đặc dụng. Các trường hợp này đều có những hạn chế nhất định về giải pháp phát triển. Câu hỏi đặt ra là, giải pháp nào sẽ phù hợp trong điều kiện có nhiều hạn chế như vậy?
Lựa chọn nội thất phù hợp
Tại NRMA Merimbula Beach Holiday Resort (NSW, Úc), phân khu glamping được thiết kế quay mặt ra biển với địa hình cồn cát và tương đối ít bóng cây lớn xung quanh. Chủ đầu tư đã khéo léo kết hợp gói nội thất chuẩn theo phong cách Raw của Yala với việc tích hợp hai giường đơn và hệ tủ kệ chứa đồ, gia tăng không gian chung bên trong lều. Việc tích hợp này giúp lều có không gian rộng rãi, có thể trang bị máy lạnh để giúp thông thoáng và mát mẻ cho các thời điểm nắng nóng.
Giải pháp lều phù hợp
Với việc sử dụng duy nhất dòng lều sunshine cho khu glamping ven biển này, các vấn đề liên quan đến gió biển và ăn mòn cũng được giải quyết. Trong điều kiện bảo trì đúng cách và thường xuyên, lều glamping của Yala sẽ có tuổi thọ sử dụng từ 10 năm. Lều Yala cũng chống chọi được các cơn bão nhiệt đới lên đến cấp gió beaufort 12 (khoảng 117km/h) trong tình huống chuẩn bị phù hợp. Nếu địa hình thi công là đồi hoặc núi đá, phương pháp thi công gọn nhẹ hơn các giải pháp bunglalow khác cũng là một ưu điểm của glamping cho việc vận chuyển và lắp ráp.
Photo Credit: NRMA Merimbula Beach Holiday Resort
Công trình sử dụng lều sunshine của Yala. Tìm hiểu thêm về các dòng lều sunshine tại đây.