Yếu tố gì định hình lại tương lai của ngành khách sạn sau đại dịch? (1)

Tương lai của ngành khách sạn là một câu hỏi lớn với tất cả những người đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch những ngày này. Ngành du lịch nói chung, và ngành dịch vụ lữ hành và khách sạn nói riêng đang trải qua một thời kỳ hết sức khó khăn.

Phong tỏa, không thể đi lại, làm việc từ xa, giãn cách xã hội, các biện pháp an toàn và sức khỏe nghiêm ngặt là tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, sự tương tác của chúng ta với người khác và cách chúng ta nhìn nhận cuộc sống. Trong bài đầu tiên của loạt bài viết về tương lai của ngành khách sạn sau đại dịch, chúng tôi đưa ra 7 yếu tố làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng mà chúng tôi tin rằng cũng sẽ có tác động đến tương lai ngành khách sạn, cũng như đối với ngành du lịch nói chung, như bên dưới.

Sức khỏe và An toàn

Người tiêu dùng sẽ quan tâm nhiều hơn đến các quy trình an ninh, vệ sinh và sức khỏe khác nhau mà các cơ sở lưu trú đang thực hiện. Các tìm kiếm trên Google liên quan đến các cụm từ sức khỏe trong năm qua đã tăng đáng kể, đạt mức cao nhất vào tháng 3 năm 2020 và tháng 1 năm 2021. Để có được niềm tin của người tiêu dùng, các công ty sẽ cần phải minh bạch và đáng tin cậy về các biện pháp mà họ đang thực hiện.

Sức khỏe toàn diện (Wellness)

Liên Hiệp Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sức khỏe tâm trí (mental health) và và cuộc sống viên mãn (wellbeing), đặc biệt là trước những kịch bản cực đoan của sự cô lập và cô đơn bắt nguồn từ các đợt phong tỏa/lockdown. Nhiều người trong chúng ta sẽ đặc biệt chú trọng đến wellness và wellbeing của mình, chẳng hạn như tập thể dục và thể thao trong nhà, thực phẩm tươi và hữu cơ, dinh dưỡng, tự chăm sóc bản thân, kiểm tra y tế thường xuyên, v.v..

Chi tiêu của người tiêu dùng

Người tiêu dùng sẽ ưu tiên chi tiêu cho các sản phẩm cơ bản và sẽ tập trung vào hàng hóa giải trí do sức mua giảm do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn các sản phẩm chất lượng tốt hơn hoặc các thương hiệu nổi tiếng. Họ cũng sẽ chi tiêu theo kế hoạch từ trước và ít mua tự phát hơn.

Xu hướng số hóa

Các cuộc họp và hội thảo trực tuyến cũng như việc sử dụng các nền tảng để làm việc từ xa đã trở thành nền tảng trong thói quen làm việc của chúng ta. Các dịch vụ giao hàng tận nhà, thanh toán không tiếp xúc, thăm khám bệnh thông qua hội nghị truyền hình, mua hàng trực tuyến hoặc thậm chí là phát triển “Ứng dụng COVID Radar” đều hướng tới kỷ nguyên số hóa ngày càng nhanh.

Làm việc từ xa

Đại dịch đã buộc nhiều doanh nghiệp phải triển khai mô hình làm việc từ xa. Trong hầu hết các trường hợp, làm việc từ xa mang lại hiệu quả và năng suất cao cho cả nhân viên và doanh nghiệp. Nhân viên tin rằng làm việc từ xa giúp họ giảm căng thẳng; cân bằng công việc và cuộc sống tốt hơn; thời gian biểu linh hoạt; và tiết kiệm thời gian đi lại. Doanh nghiệp cũng nhận thấy năng suất tốt hơn, giảm được chi phí liên quan đến văn phòng, giảm sự vắng mặt của nhân viên và việc ứng dụng công nghệ tốt hơn. Khi mô hình làm việc từ xa được chứng minh là thành công, có vẻ như nhiều công ty sẽ duy trì việc này vĩnh viễn, hoặc kết hợp nó với việc làm việc tại văn phòng truyền thống.

Du lịch & Di chuyển

Theo một cuộc khảo sát do Booking.com thực hiện, những hạn chế về du lịch trong thời kỳ khủng hoảng này đã dẫn đến cách nhìn mới của người tiêu dùng về du lịch và đi lại. Các xu hướng đang nổi lên bao gồm : chọn lựa các điểm đến “xanh hơn” , các chuyến đi gần nhà hơn dẫn đến việc tăng cường sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, khả năng làm việc từ xa và du lịch nông thôn.

Tính bền vững

Trước đại dịch, tính bền vững đã là một chủ đề chính được các cá nhân, công ty và các tổ chức trên toàn thế giới như Liên Hiệp Quốc quan tâm. Hành vi của người tiêu dùng sẽ được định hướng nhiều hơn theo hướng tiêu dùng tiết giảm và có ý thức, đồng thời giảm thiểu chất thải. Các sản phẩm bền vững, các thương hiệu có trách nhiệm, các chính sách thân thiện với môi trường, các sản phẩm sinh thái và các mối quan ngại về môi trường sẽ được lưu tâm nhiều hơn trong tương lai.

Ảnh hưởng lên cách thức khách hàng chi tiêu

Bảy yếu tố làm thay đổi hành vi khách hàng như trình bày ở trên cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến cách thức mà họ chi tiêu. Với việc làm việc ở nhà và xu hướng số hóa, việc so sánh và mua sắm online càng ngày càng phổ biến hơn trong tương lai. Tình hình kinh tế ít khả quan trong ngắn hạn dẫn đến việc thắt chặt chi tiêu và do đó, khách hàng sẽ trở nên nhạy cảm hơn với các loại hình dịch vụ không được xem là hàng hóa hoặc dịch vụ cơ bản. Rất may là, với các thị trường phát triển theo Khảo Sát Cảm Xúc của Khách Du lịch của TripAdvisor ( TripAdvisor’s Customer Sentiment Journey Survey), du lịch vẫn là một trong các dịch vụ được khách hàng trông chờ khi dịch ổn định, với hơn 45% người khảo sát nói rằng ho vẫn có kế hoạch du lịch cho năm 2021 và đến 77% cho biết họ sẵn sàng du lịch nước ngoài sau khi đã được tiêm vaccine.

Resources:

[1] What Is Shaping The Future Of The Hospitality Industry? – HospitalityNet.Org

[2] Các giải pháp glamping do Vietnam Glamping cung cấp tại đây.